Nhân lực chuỗi cung ứng hiện nay đang có sự dịch chuyển lớn khi doanh nghiệp nước ngoài thực hiện đầu tư kinh doanh vào Việt Nam. Điều này dẫn đến hoạt động cung ứng nhân sự cũng được chú trọng nhiều hơn.
Nhu cầu cung ứng nhân sự tăng cao trong năm 2021
Vì rủi ro từ đại dịch vẫn còn tồn tại, do đó chuỗi cung ứng buộc phải có sự dịch chuyển để thích nghi với những thay đổi của ngành. Theo báo cáo của trung tâm thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia (NCIF), dịch chuyển chuỗi cung ứng sẽ diễn ra trong giai đoạn 5 năm (2021-2025).
NCIF cũng cho biết thêm, 4 xu hướng định hình hoạt động dịch chuyển chuỗi cung ứng hiện nay gồm có: rút ngắn chuỗi (reshoring), đa dạng chuỗi cung ứng (diversification), dịch chuyển chuỗi theo khu vực (regionalization) và mở rộng chuỗi (replication). Tùy vào từng doanh nghiệp mà sự dịch chuyển sẽ có sự khác nhau xoay quanh 4 xu hướng trên.
Tình hình cung ứng nhân sự năm 2021 có nhiều sự dịch chuyển |
Cong ty cung ung nhan su cho biết, khi FDI ngày càng được mở rộng, việc dịch chuyển chuỗi cung ứng sẽ không diễn ra nhanh như giai đoạn hiện nay. Một số lĩnh vực có nhiều khả năng dịch chuyển nguồn lực hiện nay đó là dệt may, lắp ráp, cơ khí điện tử, công nghệ,...Nguyên nhân của việc dịch chuyển này đến từ việc nguồn cung nhân sự còn khá hạn chế, không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các công ty.
Việt Nam được đánh giá là có sự thuận lợi trong việc dịch chuyển chuỗi cung ứng, có cơ hội tăng trưởng cao và chi phí lao động thấp. Tuy nhiên rào cản lớn nhất hiện nay đó là lao động chưa chủ động học hỏi để tăng năng suất lao động.
Các ngành công nghệ phụ trợ chưa thật sự phát triển, hoạt động sản xuất chủ yếu là lắp ráp thủ công. Công ty cung ứng nhân sự còn đánh giá rằng một số ngành có năng suất cao, xuất khẩu tốt nhưng do doanh nghiệp FDI sản xuất nên chưa đóng góp nhiều cho kinh tế nước nhà.
Chẳng hạn, ngành dệt may, da giày hiện nay sẽ nhập khẩu nguyên liệu từ quốc gia khác vì việc cung ứng nguyên liệu đầu vào còn hạn chế. Còn ngành điện tử, mặc dù xuất khẩu lớn thứ ba trong khối ASEAN nhưng chỉ đạt giá trị ở khâu gia công, lắp ráp.
Để thích nghi với việc dịch chuyển chuỗi cung ứng các các ngành cũng như kịp thời cung ứng nhân sự cho một số lĩnh vực, nên sớm định hướng lại hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu đầu vào, tăng cường sản xuất sản phẩm với nguyên vật liệu trong nước. Có như vậy các doanh nghiệp mới kịp thời thích nghi với sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét