Thứ Ba, 12 tháng 11, 2019

Công ty cung ứng nhân sự đánh giá thế nào về nguồn nhân lực Việt Nam?

Chất lượng lao động Việt Nam như thế nào qua các thống kê của công ty cung ứng nhân sự? Dưới đây là những lợi thế cũng như khó khăn của nhân lực Việt Nam trong năm 2019.

Những điểm mạnh

Điểm mạnh của nhân lực Việt Nam là số lượng dồi dào và cơ cấu lao động trẻ. Theo Tổng cục Thống kê, năm 2018, Việt Nam có khoảng 94 triệu lao động, trong đó, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên chiếm khoảng 55,16 triệu người. Tỷ lệ lao động 15 tuổi trở lên có việc làm năm 2018 ước tính là 54 triệu người, bao gồm 20,9 triệu người đang làm việc ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 38,6%); khu vực công nghiệp và xây dựng 14,4 triệu người (chiếm 26,7%); khu vực dịch vụ 18,7 triệu người (chiếm 34,7%). 

Bên cạnh đó, năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua đã có sự cải thiện tích cực theo hướng tăng đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực ASEAN. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD), tăng 346 USD so với năm 2017. Tính theo giá so sánh, năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, bình quân giai đoạn 2016-2018 tăng 5,75%/năm, cao hơn mức tăng 4,35%/năm của giai đoạn 2011-2015.

Chất lượng lao động Việt Nam, theo dịch vụ tuyển dụng nhân sự, trong những năm qua cũng đã từng bước cải thiện; lao động qua đào tạo đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Lực lượng lao động kỹ thuật của Việt Nam sử dụng tốt các ứng dụng khoa học - công nghệ, đảm nhận được hầu hết các vị trí công việc phức tạp trong sản xuất kinh doanh...


Những mặt hạn chế

Theo đánh giá của các headhunter vietnam, xu thế hội nhập sẽ kéo theo tính cạnh tranh trong thị trường nhân lực, trong khi mức độ sẵn sàng nguồn cung, cụ thể là các trường đại học, cao đẳng, trường nghề còn chậm. Cạnh tranh lao động giữa các quốc gia trong việc cung cấp nguồn nhân sự chất lượng cao đòi hỏi chất lượng giáo dục nghề nghiệp phải được cải thiện đáng kể, phải tiếp cận được các chuẩn của khu vực và thế giới nhằm tăng cường khả năng công nhận văn bằng chứng chỉ giữa Việt Nam và các nước khác.

Trong tương lai gần, Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số sẽ làm cho lợi thế lực lượng lao động trẻ mất dần đi theo thời gian. Một vấn đề khác là nền kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng biến đổi khí hậu khiến một số ngành suy giảm mạnh.

Theo dich vu tuyen dung nhan su nhận xét, chất lượng lao động nước ta vẫn chưa đạt tiêu chuẩn của nhiều doanh nghiệp. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập; Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động càng xa. Đồng thời, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo vẫn thụ động chưa bắt kịp được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp.

Hơn nữa, khả năng hòa nhập của học sinh, sinh viên Việt Nam sau tốt nghiệp trong môi trường lao động mới; Khả năng thích ứng với thay đổi, kỹ năng thực hành và ý thức, tác phong làm việc vẫn chưa được đánh giá cao cũng là những thách thức không nhỏ.

Đọc bài viết khác tại: Công ty cung ứng nhân sự: cách giữ chân nhân viên trong công ty

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét