Chủ Nhật, 7 tháng 2, 2021

Thúc đẩy tuyển nhân sự cấp cao Logistics ở các khu vực trọng điểm

Để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, cũng như kết nối với thị trường quốc tế, việc tuyển nhân sự cấp cao là điều cần thiết. Nhóm nhân lực cấp cao này có vai trò quản lý, hỗ trợ công ty hợp tác với các công ty Logistics nước ngoài dễ dàng hơn.

Logistics đóng góp lớn vào nền kinh tế quốc gia

Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng của ngành Logistics hiện nay đạt khoảng 15%. Định hướng đến năm 2030, đây sẽ là ngành mũi nhọn của quốc gia, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Cũng theo đó, định hướng đến năm 2025, chi phí dành cho lĩnh vực này sẽ được tối ưu, tiết kiệm được khoảng 10% ngân sách. Để thực hiện được điều này, phát triển nguồn nhân lực Logistics, đặc biệt là nhóm nhân sự cấp quản lý là điều cần được chú trọng.

Nhu cầu tuyển nhân sự cấp cao Logistics ngày càng tăng
Nhu cầu tuyển nhân sự cấp cao Logistics ngày càng tăng

Tăng kết nối nhân lực Logistics ở các vùng trọng điểm

Hiện nay, Logistics dần trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn, các doanh nghiệp cũng bắt đầu cần số lượng lớn nhân sự để thực hiện các đề án. Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn họ đang đối mặt đó là khó tuyển dụng nhân sự cao cấp cũng như các vị trí thông thường. Nguyên nhân là vì nguồn cung hiện nay đang khan hiếm, trong khi nhu cầu tuyển chọn ngày càng tăng.

Theo đề xuất, để Logistics phát triển mạnh, không chỉ chú trọng vào nguồn lực mà còn tập trung hệ thống dịch vụ 4.0. Cụ thể, để kinh doanh thuận lợi, cần kết nối đường sắt, đường thủy, đường bộ, hàng không để việc giao nhận hàng hóa nhanh chóng hơn. Để thực hiện điều này, có thể ứng dụng công nghệ trong việc quản lý, khai thác hạ tầng nhằm rút ngắn thời gian trao đổi hàng.

Về nguồn lực, cần chú trọng đào tạo và phát triển cho nguồn lực hiện nay. Nhóm lao động này nếu được tiếp cận và ứng dụng những thông tin mới trong ngành, hứa hẹn họ sẽ trở thành ứng viên tiềm năng khi các doanh nghiệp Logistics có nhu cầu tuyển nhân sự cấp cao.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực cũng cho rằng, để tạo động lực thúc đẩy cho ngành phát triển, cần có chính sách, chỉ đạo cụ thể về phương hướng hoạt động. Các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm cũng nên tạo điều kiện để ngành dịch vụ Logistics có cơ hội phát triển, tạo lợi thế cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài.

Với tiềm năng phát triển tại vùng kinh tế phía Nam, việc thúc đẩy Logistics phát triển không chỉ xét trong tình hình kinh doanh mà còn về khía cạnh nhân lực. Các doanh nghiệp nên hợp tác với các trường đào tạo từ sớm để xây dựng nguồn lực chất lượng cho thị trường lao động. Chuẩn bị nguồn lực dự bị giúp doanh nghiệp không gặp nhiều khó khăn khi cần tuyển dụng nhân sự cao cấp trong tương lai.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét