Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Thiếu hụt nhân lực chất lượng cao trong ngành dịch vụ logistics (P1)


Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao (15-20%) và đóng góp quan trọng cho GDP, tình trạng thiếu hụt trầm trọng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cao vẫn đang xảy ra trong ngành logistics (kho vận). Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp, dịch vụ tuyển dụng cũng như công ty săn đầu người (tham khảo headhunters in vietnam)  trong việc kiếm được người lao động giỏi. 

Nói cách khác, tuyển dụng nhân sự trong ngành logistics đang là một vấn đề nan giải và cần được giải quyết hiện nay. 

Thiếu nhân lực ngành logistics.


4/5 là  chưa chuyên nghiệp


Theo ông Nguyễn Tương, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, trong khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ logistics, 89% doanh nghiệp có 100% vốn trong nước, còn lại là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn 2017-2020, khoảng 20.000 lao động chất lượng cao, có trình độ chuyên môn là số lượng người lao động ngành logistics Việt Nam cần thêm. Con số này lên tới 200.000 lao động trình độ cao, đáp ứng đủ các yêu cầu về kỹ năng, kiến thức chuyên môn và trình độ tiếng Anh theo dự báo đến năm 2030.

Tuy vậy, hiện nay, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam lại tỏ ra lo lắng về chất lượng của nguồn nhân lực trong nước, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Dẫn chứng thêm, ông Tương cho biết, chỉ có khoảng 200.000 nhân viên chuyên nghiệp trong tổng số gần 1 triệu người hoạt động trong lĩnh vực logistics.

Bên cạnh đó, nhiều tiêu chí, từ kiến thức chuyên môn, trình độ ICT và quan trọng hơn là trình độ tiếng Anh của nhiều nhân viên đều thể hiện chất lượng chưa cao.

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước đã bị kéo giảm bởi những tồn tại trên. Thực tế, chiếm phần lớn thị trường cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam chỉ có 27 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics xuyên quốc gia đang hoạt động như: DHL. Damco, Nippon Express, APL...

Theo Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, hiện mới chỉ có 4% nhân lực thông thạo tiếng Anh nghiệp vụ và 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét