Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020

Dịch vụ tuyển dụng nhân sự: cách tạo ấn tượng trong buổi phỏng vấn

Dịch vụ tuyển dụng nhân sự cho biết, rất ít ứng viên biết cách tạo ấn tượng ngay từ buổi đầu phỏng vấn. Ngoài kỹ năng chuyên môn thì bắt chuyện là yếu tố nhỏ quyết định đến sự thành công trong lần đầu gặp mặt.

Làm thế nào để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Chọn chủ đề an toàn để trò chuyện

Khi trò chuyện, ứng viên nên tránh nói đến chủ đề dễ gây tranh cãi như mang tính khai thác thông tin cá nhân. Bắt chuyện sẽ giúp buổi phỏng vấn trở nên thuận lợi hơn, nhưng không nên đề cập sâu đến những chuyện riêng tư. 

Tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng có dễ không
Tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng có dễ không

Bạn có thể tìm thông tin của công ty thông qua tin tuyển dụng, website hay các bài viết về doanh nghiệp. Nên chuẩn bị trước chủ đề đủ hấp dẫn để tạo sự chú ý với người đối diện. Nếu biết được thông tin của người phỏng vấn, ứng viên có thể tìm hiểu sơ và đưa ra các câu hỏi liên quan để xóa bỏ rào cản giữa doanh nghiệp và ứng cử viên. Tuy nhiên trường hợp này sẽ khó xảy ra vì bạn chưa có mối quan hệ đủ rộng.

Trong buổi phỏng vấn, không nên nói xấu công ty cũ vì điều này sẽ là điểm trừ lớn dành cho ứng viên. Dù cho bạn có là ứng viên trong buổi tuyển dụng nhân sự cao cấp thì việc nói những điều không tốt về môi trường cũ là điều nên tránh. Vì bạn sẽ không biết được người phỏng vấn có quen biết ai trong ngành hay không.

Không tỏ ra lo lắng khi bắt chuyện

Nếu bạn cảm thấy lo lắng trong buổi phỏng vấn, trước khi gặp nhà tuyển dụng thì nên bình tĩnh lại để bản thân có động lực, tự tin hơn khi xin việc. Có thể thực hành trò chuyện với bạn bè vì đây là cách để tăng sự tự tin cho mình hơn. Nếu bạn là người hướng nội thì lời khuyên là hãy thử bắt chuyện với người lạ để xóa bỏ cảm giác lo lắng khi tiếp cận họ lần đầu. Theo công ty cung ứng nhân sự, bạn không cần phải tạo ấn tượng với người lạ. Có thể thử hỏi về nơi họ mua túi xách họ đang dùng, sau đó tiếp tục với công việc hàng ngày của mình. Càng thực hành nhiều lần, sự tự tin sẽ tăng cao hơn.

Chuẩn bị trước kịch bản

Việc mở đầu cuộc trò chuyện sẽ xóa tan không khí căng thẳng giữa 2 người lạ. Không chỉ khai thác thông tin của công ty mà còn mở ra những chủ đề mới. Không nên quá chú trọng vào cách tạo ấn tượng vì nếu chỉ nhận lại câu trả lời có hoặc không thì cuộc trò chuyện gần như đã thất bại. Do đó chuẩn bị một số kịch bản giúp bạn có cách xử lý thích hợp trong từng tình huống cụ thể.

Bắt chuyện là cách tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ buổi đầu phỏng vấn. Dành thời gian quan sát mọi thứ xung quanh để đặt ra những câu hỏi ấn tượng là điều không phải ai cũng làm được. Ngay cả một số ứng viên trong đợt tuyển nhân sự cấp cao cũng chưa có nhiều kỹ năng cần thiết trong việc đặt câu hỏi, hay tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét