Thứ Hai, 12 tháng 8, 2019

Hệ lụy về sức mạnh ảo tưởng của các ứng viên nhân sự

Bà Đinh Kim Nhung, Giám đốc nhân sự tập đoàn Masan, chia sẻ sự thiếu hụt nhân sự cấp cao ở nhiều ngành khi nhu cầu cung cấp nhân sự từ các công ty trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam tăng cao đã khiến nhiều người lao động “ảo tưởng về sức mạnh bản thân”, yêu cầu lương cao hơn giá trị mang lại. Cũng vì được săn đón quá nhiều, các ứng viên khó mở lòng để lắng nghe, khó chấp nhận khi gặp khó khăn, ít khả năng học hỏi, không khiêm tốn...


“Những khảo sát gần đây cho thấy, thời gian bình quân mà nhân sự cấp cao đổi việc là hai năm. Với những người làm nhân sự như chúng tôi thì đây là thời gian quá ngắn vì như vậy chưa đủ để họ hiểu về văn hóa, việc kinh doanh cũng như đóng góp cho doanh nghiệp”, bà Nhung nói thêm.


Quan trọng hơn, tình hình này gây sức ép lớn lên các doanh nghiệp (headhunter VietNam) sử dụng lao động khi phải trả chi phí quá cao (so với năng lực thực sự) để có người. Đây là “cuộc chiến lâu dài” của doanh nghiệp. Thị trường lao động Việt Nam vì thế vẫn chưa thể chín chắn.


Bà Linh Phạm, phụ trách mảng tuyển dụng và cung ứng nhân sự của một đơn vị, cũng thừa nhận đây là vấn đề nhức nhối của nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động hiện nay. Không ít nhà tuyển dụng phải chấp nhận trả mức lương cao hơn 50% theo yêu cầu của ứng viên dù biết năng lực không tương đương, chỉ vì đang cần người và nhìn thấy tiềm năng có thể hoàn thiện. “Có những bạn đi làm cứ mỗi ba tháng là chuyển việc, mỗi lần chuyển là tăng 20% lương, vì cung cầu không gặp nhau”, bà Linh Phạm chia sẻ.


Phụ trách tuyển dụng giám đốc nhân sự của công ty headhunter cung cấp nhân sự kể trên thì lý giải, “quả bóng” của thị trường nhân sự cấp cao còn phình to bởi sự cạnh tranh giữa các đơn vị săn đầu người, khiến nhiều ứng viên bị “ảo tưởng sức mạnh bản thân”, và bị mất cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.


Vừa qua, vị này nhận được đặt hàng tìm kiếm giám đốc vùng, phụ trách thị trường Việt Nam và một số nước trong khu vực. Đây là một vị trí ít có với Việt Nam, một cơ hội lớn về đãi ngộ cũng như môi trường làm việc. Vậy nhưng, cuối cùng, doanh nghiệp đã từ bỏ ý định xác lập vị trí này tại Việt Nam, chuyển về chính quốc (Singapore) tuyển người do ứng viên tiềm năng người Việt đòi hỏi quá cao, dù năng lực cũng chỉ đáp ứng khoảng 80-90% tiêu chí đề ra. “Với những vị trí truyền thống, nhất định phải có thì doanh nghiệp mới chấp nhận trả lương cao, còn những vị trí mới, họ sẽ cân nhắc, thậm chí từ bỏ ý định nếu nhân sự không sẵn sàng về mọi mặt”, vị này nhận xét.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét