Căn cứ để tính lương (payroll vietnam), làm bảng lương đó chính là Hợp đồng lao động, bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm, công việc được hoàn thành…
– Lương cơ bản: là lương thỏa thuận của giám đốc với người lao động, lương này dùng để đóng bảo hiểm, và để tính các khoản trích bảo hiểm theo lương. Cách tính lương cơ bản như sau: Đối với các doanh nghiệp căn cứ để tính lương (vietnam payroll) cơ bản chính là mức lương tối thiểu vùng được quy định nghị định 182/2013/NĐ-CP.Ví dụ ở vùng 1 đang là 2.7tr. Nhưng đối với những người đã từng đào tạo qua từ cấp nghề trở lên phải được cộng thêm 7% mức lương tối thiểu vùng nữa. Ví dụ bạn ở Hà Nội, bạn đã được đào tạo qua Trung cấp thì mức lương cơ bản thấp nhất mà doanh nghiệp trả cho bạn là: 2.700.000 + 7% x 2.700.000 = 2.889.000.
– Lương công việc: là lương bao gồm lương (vietnam payroll) cơ bản và cộng thêm các khoản phụ cấp như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp năng lực, thâm niên, thu hút… Các khoản phụ cấp này phải được thể hiện trên hợp đồng lao động hoặc trong quy chế lương thưởng của công ty thì mới được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
– Ngày công thực tế: là số ngày bạn đi làm trong tháng, dựa vào bảng chấm công để các bạn lấy số liệu.
– Lương thực tế hay còn gọi là lương tháng.
Có 2 cách tính lương thực tế như sau:
Cách tính 1:
Lương thực tế = Lương công việc / ngày công chuẩn của tháng X số ngày làm việc thực tế
Cách tính 2:
Lương thực tế = Lương công việc / 26 X ngày công thực tế làm việc
(Việc để 26 hay 24 ngày là do doanh nghiệp quy định)
Việc lựa chọn cách tính lương thực tế theo cách tính 1 hay cách tính 2 là do doanh nghiệp tự quyết định lựa chọn.
Lưu ý 2 cách tính lương này sẽ cho ra kết quả lương khác nhau trong từng trường hợp cụ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét